Tags:

doanh nghiệp thủy sản

Công ty Điện lực Kiên Giang cho biết sẽ thực hiện giảm tiền điện đợt 5 cho doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản cũng như doanh nghiệp chế biến, bảo quản rau quả trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), công suất chung của các nhà máy chế biến thuỷ sản phía nam chỉ còn khoảng 40%. Nhiều khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, cần bảo vệ doanh nghiệp như bảo vệ “đồng đội”. Phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh thời COVID-19.

Trong 7 tháng đầu năm, cả nước có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản, rau quả và doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD được giảm 10% tiền điện, trong thời gian 3 tháng.

Trong đợt 5 này sẽ có 3 nhóm doanh nghiệp được giảm tiền điện, giảm giá điện với thời gian giảm trong vòng 3 tháng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8/2021 thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như đề xuất của Bộ Công Thương.

Không được cấp giấy đi đường, các doanh nghiệp không thể duy trì sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội ngành hàng đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tiếp trong hoạt động xuất khẩu thì bắt đầu từ tháng 8 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đã giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2021 ngành này sẽ còn đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Khi các thị trường xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam dần phục hồi nhờ việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine Covid-19 là lúc các doanh nghiệp thủy sản trong nước cần tăng tốc. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khó tận dụng triệt để cơ hội này.

Cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc thông báo về Danh sách doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.

Cùng với con cá tra và các loại tôm nuôi nước lợ đã được đẩy mạnh xuất khẩu, hiện nay nhiều loại thủy sản nuôi nước ngọt và nuôi ở biển tại vùng ÐBSCL như: cá rô phi, điêu hồng, tôm càng xanh, lươn, ếch, nghêu sò, cua biển… được một số doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu. Tiềm năng và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các loại thủy sản này còn rất lớn nếu có sự liên kết tốt giữa người nuôi và các doanh nghiệp. Ðây cũng là lối mở để giải quyết tình trạng giá giảm thấp dưới giá thành của nhiều loại thủy hải sản do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa ký ban hành Công văn số 100/CV-VASEP gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc xem xét ưu tiên cho người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu được tiêm vắc-xin Covid-19.

Trong văn bản góp ý với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Dệt may (VITAS) để nghị giảm mức đóng phí công đoàn cho tất cả các doanh nghiệp, giảm 30% tiền điện cho tất cả doanh nghiệp trong ngành đến hết năm 2021, dừng thu phí hạ tầng cảng biển, giảm 50% phí cảng biển và hạ tầng khu công nghiệp.

Hiệp hội Dệt may, Chế biến xuất khẩu thuỷ sản đề xuất giảm phí dịch vụ cảng biển, tiền điện, tiền thuê đất... tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội.

Giảm lãi suất cho vay là một trong những giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện cam kết của các ngân hàng

UBND TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về nguyên phụ liệu, lưu thông hàng hóa, tài chính, tín dụng.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã buộc phải thu hẹp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, còn nếu muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất theo các doanh nghiệp vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin cho người lao động.